XÂY DỰNG KPI NHƯ THẾ NÀO KHI LÀM VIỆC Ở NHÀ? 🎯🎯🎯

XÂY DỰNG KPI NHƯ THẾ NÀO KHI LÀM VIỆC Ở NHÀ? 🎯🎯🎯
 
Chúng ta đều biết rằng trong những thời điểm khó khăn như hiện nay, việc đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty là cả một thách thức. Tuy nhiên, nếu tìm được giải pháp hiệu quả, nó sẽ có lợi cho tất cả mọi người. KPI không chỉ giúp người quản lý nắm bắt được tình hình công việc mà còn giúp nhân viên giữ vững được phong độ làm việc.
 
KPI theo tiếng Anh là viết tắt của Key Performance Indicator, có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. Nói cách khác, chúng là những thước đo quan trọng được công ty lựa chọn để đo lường sự tiến bộ của một nhân viên, của doanh nghiệp, của bộ phận, v.v.
 
Nếu chúng ta thực sự muốn KPI trở nên hữu ích, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng được xác định rõ ràng và đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 3 KPI chính để có thể đánh giá hiệu quả công việc khi nhân viên đang phải làm việc từ xa.
 
👉Kỷ luật tự giác: khả năng làm việc độc lập
👉Giao tiếp hiệu quả: khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng.
👉Kỹ năng học tập: khả năng làm theo hướng dẫn và học hỏi những điều mới một cách nhanh chóng.
 
🎯Làm thế nào để áp dụng những KPI này?
 
1️⃣ Tiêu chí đầu tiên – kỷ luật bản thân – rất đơn giản, chúng ta chỉ cần yêu cầu nhân viên hai điều:
 
– Gửi kết quả của một bài kiểm tra qua email và đặt trước deadline.
– Sử dụng tiêu đề trong email và thêm một số chi tiết cụ thể.
 
Từ đó, ta có thể phân tích ba khía cạnh:
– Họ có gửi email đúng giờ không?
– Họ có sử dụng tiêu đề đúng như yêu cầu không?
– Ngữ pháp và dấu câu trong email có vấn đề gì không?
 
2️⃣ Đối với tiêu chí thứ hai, chúng ta lại sử dụng một bài kiểm tra để đánh giá khả năng giao tiếp của nhân viên. Ví dụ, ta có thể giao cho họ một nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu hoàn thành trong vòng ba ngày, vậy các trường hợp có thể xảy ra là gì?
 
🔹Trường hợp 1: Nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng tốt như mong đợi. Đây là kết quả tốt.
🔹Trường hợp 2: Nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn nhưng chất lượng không tốt như mong đợi. Lúc này ta nên phân tích một chút xem vấn đề tới từ đâu: Yêu cầu nhiệm vụ có rõ ràng không? Kết quả chưa tốt là do người đó không có các kỹ năng cần thiết hay do không có đủ thời gian?
🔹Trường hợp 3: Nhiệm vụ không được hoàn thành đúng hạn, nhưng nhân viên có báo cáo lại. Nếu họ báo lại và xin gia hạn vào đúng ngày deadline thì đây không phải là một dấu hiệu tốt.
🔹Trường hợp 4: Nhiệm vụ không được hoàn thành đúng thời hạn và nhân viên cũng không hề giải thích.
 
Nếu rơi vào trường hợp ba và bốn, chúng ta cần phân tích sâu hơn về các kỹ năng làm việc của nhân viên đó và xem liệu có thể giúp họ cải thiện được khả năng giao tiếp không.
 
3️⃣ Và cuối cùng, việc đánh giá kỹ năng học tập của một nhân viên đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ từ phía vị trí người quản lý. Ta có thể giao cho nhân viên một nhiệm vụ yêu cầu cần phải học các kỹ năng mới, và quan sát xem họ áp dụng các kỹ năng ấy như thế nào. Sau đó, ta có thể hỏi thêm một số câu hỏi để xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ để đưa ra lộ trình học tập phù hợp.