Tuyển dụng quản lý dự án và những kĩ năng cần có của người quản lý
Trên thực tế người có chuyên môn giỏi là rất nhiều nhưng không phải ai có chuyên môn giỏi cũng đồng nghĩa với việc họ có luôn khả năng lãnh đạo tốt. Mà vị trí quản lý dự án lại rất cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của 2 yếu tố này.
Với những ai muốn ứng tuyển ở vị trí này trước khi gửi CV các bạn nên tìm hiểu kĩ về những kĩ năng cần có của một người quản lý dự án, từ kiến thức chuyên môn cho tới kiến thức quản lý. Sau đó hoàn thiện dần bản thân mình, củng cố những điểm còn yếu… Thì rất có thể bạn sẽ sớm có được công việc mơ ước này đấy.
Quản lý dự án phải là người có trình độ chuyên môn cao hơn hẳn, kĩ năng ‘mềm’ tốt, xử lý tình huống nhanh nhạy, đặc biệt phải có kinh nghiệm làm việc để có thể giải quyết những tình huống bất ngờ xảy ra. Muốn trở thành một người quản lý dự án tốt bạn cần phải có những kĩ năng sau:
1. Khả năng tổ chức, quản lý khoa học
Các công ty tuyển dụng quản lý dự án đưa ra yêu cầu khá khắt khe cho vị trí này. Bởi quản lý dự án là người phải có cái nhìn toàn diện nhất về khâu tổ chức và quản lý nhân viên, vấn đề tài chính, tiến độ công việc.
Nói chung bạn phải có đầu óc hơn người, biết sắp xếp và giải quyết hợp lý mọi thứ thật khoa học và có trình tự rõ ràng. Thêm đó, người quản lý dự án cần phải biết quyết định việc gì làm trước việc gì làm sau để vận hành bộ máy nhân viên phía sau mình được trơn tru, công việc đi đúng tiến độ. Tránh xảy ra trường hợp để công việc rối như mớ bòng bong, thời hạn đến mà không biết phải bảo nhân viên làm gì trước.
Người quản lý phải là tấm gương cho nhân viên học tập chứ không phải họ chỉ giao nhiệm vụ cho người khác còn mình thích làm gì thì làm. Đừng bao giờ để cấp dưới thấy cảnh lãnh đạo của mình đi muộn về sớm hay bắt họ chờ đợi cả tiếng đồng hồ trong các cuộc họp. Nếu bạn không noi gương tốt thì nhân viên cũng sẽ chẳng bao giờ nhiệt tình làm việc và hoàn thành công việc bạn giao đâu.
2. Giải quyết mọi công việc, mọi tình huống đều phải nhanh, gọn
Đây là kĩ năng mà các công ty luôn đưa ra khi tuyển dụng quản lý dự án. Sự chần chừ, chậm chạp của người quản lý có thể kéo theo cả dự án bị sập.
Người quản lý dự án phải xử lý linh hoạt trong mọi vấn đề, phải biết đặt ra mục tiêu chung và tìm ra hướng đi đúng nhất cho cả đội. Nhưng cũng đừng vì cái tôi cá nhân vì mình là người đứng đầu mà không biết nghe ý kiến đóng góp của người khác. Đôi nhi nhân viên cấp dưới của mình lại có những ý kiến hay, những giải pháp thích hợp mà người quản lý vì nhiều việc căng thẳng quá mà chưa nghĩ ra.
Dự án nào cũng có việc phát sinh có thời điểm bế tắc vì thế vai trò của người quản lý là rất cần thiết. Nếu họ có hướng đi đúng, biết cách lãnh đạo tốt trước tập thể thì mọi việc sẽ trôi chảy hết mà thôi.
3. Giải quyết vấn đề gì cũng phải dựa trên thực tế
Không phải cứ ở cương vị lãnh đạo thì bạn có thể nghĩ gì nói lấy, đưa ra những ý tưởng chẳng giống ai nhé. Cái gì cũng phải xuất phát từ thực tế thì cấp dưới của bạn mới có thể thực thi được chứ.
Chẳng có 1 dự án nào mà mọi chuyện diễn ra tốt đẹp từ đầu đến cuối cả nên người quản lý cần có những phương án dự phòng cho phương án chính của mình. Nói cách khác đây chính là cách nhìn xa trông rộng của người đứng đầu dự án để lỡ có bất trắc về tài chính hay nhân sự thì dự án vẫn không bị ngừng lại.
Ngày nay các nhà tuyển dụng rất khắt khe trong việc quản lý nhân sự vì họ muốn tuyển người làm việc chứ không muốn mất công tuyển đi tuyển lại. Nhất là tuyển dụng quản lý dự án lại càng cần phải kĩ càng hơn vì đây là vị trí then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án.
4. Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp dưới
Chẳng một người lãnh đạo nào có thể thành công khi mà không có sự hậu thuẫn tốt từ cấp dưới, hay nói cách khác bạn chẳng thể hoàn thành được dự án nếu cấp dưới của bạn không đồng lòng. Chính vì vậy muốn trở thành quản lý dự án giỏi thì bạn phải được lòng nhân viên không chỉ về sự thán phục tài năng mà còn phải là sự kính nể của họ trong cách sống của bạn.
Cần có mối quan hệ tốt với mọi người. Nhân viên của bạn nghỉ làm bạn cũng cần phải biết lý do vì sao họ nghỉ. Đừng có thờ ơ quá bởi vì nhiều khi sự quan tâm dù rất nhỏ như một câu hỏi của sếp cũng khiến người nhân viên vững tâm làm việc và gắn bó với công việc lâu dài.
Những cộng sự hiểu ý và làm việc tốt theo hướng dẫn của bạn đâu phải dễ kiếm. Nếu họ thấy môi trường làm việc không thân thiện, sếp không quan tâm tới nhân viên thì họ sẽ sẵn sàng rời đi. Lúc đấy tìm kiếm người mới đào tạo lại từ đầu cho thích nghi với công việc có phải là hao tâm tổn sức của bạn nhiều không.
Định hướng công việc đã khó, quản lý con người còn khó hơn nhiều. Do vậy làm tốt vị trí này bạn cần phải có nghệ thuật. Các nhà tuyển dụng quản lý dự án luôn có nhưng yêu cầu đòi hỏi cao là như vậy.
5. Luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành công việc đúng như kế hoạch đề ra
Làm bất cứ công việc gì, ở bất cứ vị trí nào nếu bạn không đảm bảo đúng tiến độ để hoàn thành công việc thì đồng nghĩa với việc bạn đang dần giết chết công việc của chính mình. Người quản lý dự án phải đảm bảo đích cuối cùng là dự án thành công cho dù có phát sinh, có như vậy công ty mới ghi nhận thành quả của bạn và các thành viên trong nhóm tin tưởng vào người đứng đầu.
Đừng bao giờ nghĩ giai đoạn đầu của dự án còn nhiều thời gian nên quản lý lỏng lẻo, thậm chí chẳng cần giao việc cho nhân viên để mọi người thoải mái nghỉ ngơi đã. Giai đoạn sau mới cần cố gắng tập trung làm việc hết công suất. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm.
Dự án nào bạn cũng cần phải tính toán công việc cho đúng tiến độ, để lỡ phát sinh sự cố còn có thời gian mà giải quyết. Chứ chơi trước rồi sau cắm đầu vào làm, lúc có trục trặc thì giải quyết được cũng bị chậm tiến độ rồi. Chậm tiến độ đồng nghĩa với dự án thất bại, thiệt hại cho công ty, toàn đội bị khiển trách, cấp dưới sẽ mất niềm tin hoàn toàn vào người đứng đầu.
Làm lãnh đạo chưa bao giờ là đơn giản dễ dàng cả, vậy nên người lãnh đạo luôn luôn phải có dòng máu nóng và cái đầu lạnh để xử lý vấn đề.
Tuyển dụng quản lý dự án luôn là thông tin “hot” vì đây là vị trí có mức thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhanh. Nhiều người đã thành công và đang chứng tỏ được năng lực rất tốt trong vấn đề quản lý. Nếu bạn yêu thích bạn có thể gửi CV để có ngày được làm công việc mà mình yêu thích. Nhưng trước khi đi phỏng vấn các bạn cũng cần lưu ý đọc hết bài viết này để lấy kinh nghiệm thực tế cho bản thân mình nhé.