NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY NHÂN VIÊN CỦA BẠN SẮP NGHỈ VIỆC…
NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY NHÂN VIÊN CỦA BẠN SẮP NGHỈ VIỆC…
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình… Việc giữ chân những người lao động và xây dựng những chính sách đãi ngộ tốt luôn là bài toán khó với mọi doanh nghiệp từ xưa đến nay.
Tại sao những nhân viên cốt cán của công ty lại lần lượt khăn gói ra đi?
Đó là những nhân viên có hiệu suất làm việc vô cùng tốt. Họ đã vào công ty được một thời gian và đang dần hòa nhập với văn hóa công ty. Đãi ngộ của họ cũng khá tốt theo nhìn nhận của bạn. Mọi thứ dường như rất bình thường, nhưng đột nhiên một ngày, đơn xin nghỉ việc của họ lại xuất hiện trên bàn bạn. Tại sao lại như vậy? Bạn đã sai ở đâu trong quá trình quản lý?
Theo một nghiên cứu gần đây của Deloitte, có tới 22% nhân viên vì không hài lòng với người quản lý của mình mà quyết định nghỉ việc và tìm kiếm một công việc mới.
Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu về:
Các dấu hiệu cho thấy nhân viên đang có ý định nghỉ việc.
1. KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI
Mỗi khi công ty phải trải qua bất kỳ sự thay đổi nào – từ việc đổi mới quy trình làm việc hay chuyển địa điểm công ty, hãy chú ý tới thái độ của nhân viên, phòng khi họ không thích ứng kịp với sự thay đổi đó.
Khi chưa kịp làm quen với môi trường mới, họ sẽ thường hay bất cẩn trong công việc, tần suất nghỉ làm cao hơn, ít tham gia các cuộc họp nhóm hơn và không còn quan tâm tới công việc mà họ từng yêu thích. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của tâm trạng, họ có thể tỏ ra khó chịu hoặc thất vọng với mọi thứ.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy họ có dấu hiệu thay đổi, hãy làm như sau:
Dành thời gian để kết nối. Hãy thường xuyên tổ chức những buổi bonding nhóm và nhớ cập nhật trạng thái nhóm thường xuyên, điều này sẽ giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ sớm.
Hãy để ý tới những thay đổi trong lời nói, như cách họ nói chuyện với đồng nghiệp, có vui vẻ nhiệt tình hay không? Hay như biểu cảm hiện qua gương mặt, thoải mái dễ chịu hay thường nhăn mày cau có?
Hãy khảo sát ý kiến của nhân viên sau mỗi đợt thay đổi của công ty, tìm hiểu xem tâm trạng họ đang thế nào, thích ứng ra sao để tìm ra các giải pháp phù hợp.
2. KHÔNG THEO ĐUỔI MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
Chắc chắn một điều, những nhân viên thực sự có ý định gắn bó sẽ cố gắng tìm cách xây dựng sự nghiệp và chỗ đứng trong công ty.
Hãy nghĩ về một cuộc trò chuyện về công việc gần đây với một nhân viên nào đó. Họ có muốn tìm hiểu thêm về cơ hội thăng tiến không hay chỉ tỏ ra thờ ơ với sự phát triển của bản thân?
Nếu họ không hề quan tâm đến những cuộc thảo luận về nghề nghiệp, rất có thể là họ đang trong quá trình cân nhắc việc rời công ty. Với tư cách là quản lý, bạn phải quan tâm tới họ và tìm hiểu lý do đằng sau quyết định đó. Bạn có hiểu những thách thức mà nhân viên của bạn hàng ngày phải đối mặt không? Chỉ khi hiểu được, bạn mới có thể từng bước tạo động lực làm việc cho họ.
3. LÀM VIỆC ÍT NHẤT CÓ THỂ
Họ từng rất thích thú khi có cơ hội tham gia các dự án mới, được đưa ra những ý tưởng mới và đóng góp thật nhiều cho lợi ích công ty. Nhưng con người tràn đầy nhiệt huyết đó đã biến mất, thay bằng một bóng người lặng lẽ với khuôn mặt luôn ủ rũ chán chường, luôn tìm cách để nhận ít việc nhất có thể! Vậy điều gì đang xảy ra?
Nếu bạn nhận thấy nhân viên đang có những dấu hiệu đó, hãy thử tâm sự thẳng thắn với họ. Hãy nói một cách chân thành, thực sự quan tâm tới vấn đề họ đang gặp phải:
“Tôi nhận thấy rằng bạn đã ít quan tâm tới công việc hơn. Tôi chỉ muốn chúng ta có thể cùng trò chuyện và giãi bày những khúc mắc trong lòng mình”.
#HRS
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình… Việc giữ chân những người lao động và xây dựng những chính sách đãi ngộ tốt luôn là bài toán khó với mọi doanh nghiệp từ xưa đến nay.
Tại sao những nhân viên cốt cán của công ty lại lần lượt khăn gói ra đi?
Đó là những nhân viên có hiệu suất làm việc vô cùng tốt. Họ đã vào công ty được một thời gian và đang dần hòa nhập với văn hóa công ty. Đãi ngộ của họ cũng khá tốt theo nhìn nhận của bạn. Mọi thứ dường như rất bình thường, nhưng đột nhiên một ngày, đơn xin nghỉ việc của họ lại xuất hiện trên bàn bạn. Tại sao lại như vậy? Bạn đã sai ở đâu trong quá trình quản lý?
Theo một nghiên cứu gần đây của Deloitte, có tới 22% nhân viên vì không hài lòng với người quản lý của mình mà quyết định nghỉ việc và tìm kiếm một công việc mới.
Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu về:
Các dấu hiệu cho thấy nhân viên đang có ý định nghỉ việc.
1. KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI
Mỗi khi công ty phải trải qua bất kỳ sự thay đổi nào – từ việc đổi mới quy trình làm việc hay chuyển địa điểm công ty, hãy chú ý tới thái độ của nhân viên, phòng khi họ không thích ứng kịp với sự thay đổi đó.
Khi chưa kịp làm quen với môi trường mới, họ sẽ thường hay bất cẩn trong công việc, tần suất nghỉ làm cao hơn, ít tham gia các cuộc họp nhóm hơn và không còn quan tâm tới công việc mà họ từng yêu thích. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của tâm trạng, họ có thể tỏ ra khó chịu hoặc thất vọng với mọi thứ.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy họ có dấu hiệu thay đổi, hãy làm như sau:
Dành thời gian để kết nối. Hãy thường xuyên tổ chức những buổi bonding nhóm và nhớ cập nhật trạng thái nhóm thường xuyên, điều này sẽ giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ sớm.
Hãy để ý tới những thay đổi trong lời nói, như cách họ nói chuyện với đồng nghiệp, có vui vẻ nhiệt tình hay không? Hay như biểu cảm hiện qua gương mặt, thoải mái dễ chịu hay thường nhăn mày cau có?
Hãy khảo sát ý kiến của nhân viên sau mỗi đợt thay đổi của công ty, tìm hiểu xem tâm trạng họ đang thế nào, thích ứng ra sao để tìm ra các giải pháp phù hợp.
2. KHÔNG THEO ĐUỔI MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
Chắc chắn một điều, những nhân viên thực sự có ý định gắn bó sẽ cố gắng tìm cách xây dựng sự nghiệp và chỗ đứng trong công ty.
Hãy nghĩ về một cuộc trò chuyện về công việc gần đây với một nhân viên nào đó. Họ có muốn tìm hiểu thêm về cơ hội thăng tiến không hay chỉ tỏ ra thờ ơ với sự phát triển của bản thân?
Nếu họ không hề quan tâm đến những cuộc thảo luận về nghề nghiệp, rất có thể là họ đang trong quá trình cân nhắc việc rời công ty. Với tư cách là quản lý, bạn phải quan tâm tới họ và tìm hiểu lý do đằng sau quyết định đó. Bạn có hiểu những thách thức mà nhân viên của bạn hàng ngày phải đối mặt không? Chỉ khi hiểu được, bạn mới có thể từng bước tạo động lực làm việc cho họ.
3. LÀM VIỆC ÍT NHẤT CÓ THỂ
Họ từng rất thích thú khi có cơ hội tham gia các dự án mới, được đưa ra những ý tưởng mới và đóng góp thật nhiều cho lợi ích công ty. Nhưng con người tràn đầy nhiệt huyết đó đã biến mất, thay bằng một bóng người lặng lẽ với khuôn mặt luôn ủ rũ chán chường, luôn tìm cách để nhận ít việc nhất có thể! Vậy điều gì đang xảy ra?
Nếu bạn nhận thấy nhân viên đang có những dấu hiệu đó, hãy thử tâm sự thẳng thắn với họ. Hãy nói một cách chân thành, thực sự quan tâm tới vấn đề họ đang gặp phải:
“Tôi nhận thấy rằng bạn đã ít quan tâm tới công việc hơn. Tôi chỉ muốn chúng ta có thể cùng trò chuyện và giãi bày những khúc mắc trong lòng mình”.
#HRS
Ẩn bớt