MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT – HRS 08880006784 -0912600784

  1. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BHXH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM 2019
  2. Mở rộng đối tượng tham gia

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

  1. 2. Thay đổi cách xác định tiền lương tháng đóng BHXH đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.

Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của BLĐTBXH quy định các khoản bổ sung khác thực hiện theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Như vậy, các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động (điểm b khoản 3 Điều 4) không là căn cứ để đóng BHXH.

  1. Thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu

Đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi:

– Đối với nam giới: Tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng cho 16 năm đóng BHXH nếu nghỉ hưu vào năm 2018; nghỉ hưu vào năm 2019 là 17 năm; nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm: nghỉ hưu vào năm 2021 là 19 năm; nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2% mức bình quân thu nhập tháng, mức tối đa là 75%;

– Đối với nữ giới: Tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

  1. 4. Bắt đầu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện

– Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

+ Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo;

+ Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo;

+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Ví dụ: Mức chuẩn hộ nghèo hiện nay là 700.000 đồng/tháng và mức đóng 22% hàng tháng trên chuẩn nghèo là 154.000đ. Như vậy, mức hỗ trợ 30% sẽ bằng: 154.000 x 30% = 46.200đ; mức hỗ trợ 25% là 38.500đ; mức hỗ trợ 10% là 15.400đ.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.

– Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

  1. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, người bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và người tham gia BHXH tự nguyện.

Đối tượng nêu trên hưởng lương hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2018 trở đi thì tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo bảng dưới đây (Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH trong năm 2018):

 

 

NămTrước

1995

199519961997199819992000200120022003200420052006
Mức điều chỉnh4,563,873,663,543,293,153,203,213,093,002,782,572,39
Năm200720082009201020112012201320142015201620172018 
Mức điều chỉnh2,211,791,681,541,301,191,111,071,061,041,001,00 

 

 

  1. Bắt đầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với vi phạm pháp luật BHXH theo quy định mới của Bộ luật Hình sự, gồm: Điều 214 (Tội gian lận BHXH, BHTN), Điều 215 (Tội gian lận BHYT) và Điều 216 (Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động).
  2. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT
  3. Về chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

1.1. Theo quy định tại Điều 32, Điều 33 của Luật BHXH thì trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai; khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền.

Căn cứ quy định trên, trong thời gian NLĐ đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương theo quy định của pháp luật lao động thì không được giải quyết chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và chế độ DSPHSK theo quy định tại Điều 41 của Luật BHXH. Thời gian nghỉ việc khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý ngoài thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định.

1.2. Trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, đã thôi việc mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, được cơ sở KCB có thẩm quyền chỉ định nghỉ dưỡng thai trong thời gian mang thai thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật BHXH.

Về hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản quy định tại Điều 9, Quyết định 636/QĐ-BHXH, riêng Giấy xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai thực hiện theo quy định của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, cụ thể: Trường hợp lao động nữ mang thai đã nghỉ việc mà điều trị ngoại trú thì cung cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư 56 nêu trên; Trường hợp lao động nữ mang thai đang đóng BHXH mà điều trị ngoại trú thì cung cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 56.

1.3. Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH theo Điều 38 của Luật BHXH cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐBHXH (cha đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con).

1.4. Lao động nam đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc (từ 05 đến 14 ngày tùy từng trường hợp vợ sinh thường, sinh mổ, hoặc sinh đôi….) hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật BHXH trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thời gian không quá thời gian quy định.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, đối với trường hợp nghỉ làm nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

1.5. Nghỉ thai sản đi làm sớm

+ Thời gian nghỉ TS được tính là TG tham gia BHXH

+ Vẫn được hưởng chế độ TS

+ Được hưởng lương nhưng phải đóng BHXH, BHYT.

1.6. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

+ Thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH.

+ Thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

  1. Chế độ tử tuất

Người lao động đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà gặp rủi ro bị chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết.

  1. Về chế độ BHYT

– Không phải thu hồi thẻ BHYT của người lao động khi nghỉ việc (thẻ không có giá trị sử dụng khi cơ quan BHXH báo giảm lao động tham gia BHYT).

– NLĐ không phải đóng BHYT trong các trường hợp:

+ Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH;

+ Được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài;

+ Đi lao động tại nước ngoài.

– NLĐ trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật:

+ Mức đóng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà NLĐ được hưởng theo quy định của pháp luật.

+ Truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh khi có kết luận là không vi phạm pháp luật.

III. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT

  1. Giới thiệu về Nghị quyết số 27-NQ/TW

Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

  1. Giới thiệu về Nghị quyết số 28-NQ/TW

Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

  1. Một số điểm mới về Thu BHXH, BHYT

Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

  1. Thủ tục hành chính

Quyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của bảo hiểm xã hội việt nam

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, thay thế Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.