MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN – HRS 0888006784 -0912600784

  1. NỘI DUNG VỀ THU BHXH, BHYT, BHTN:

1/ Đối tượng, mức đóng:

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hiện nay bằng tỷ lệ % tiền lương tháng của NLĐ như sau:

Đối tượngQuỹ BHXH bắt buộcQuỹ BHYTQuỹ BHTNCộngGhi chú
Quỹ hưu trí-tử tuấtQuỹ ốm đau-thai sảnQuỹ TNLĐ, BNN
NLĐ Việt Nam22%3%0,5%4,5%2%32%HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên
NSDLĐ14%3%0,5%3%1%21,5%
NLĐ8%1,5%1%10,5%
NLĐ Việt Nam

(Thực hiện từ 01/01/2018)

22%3%0,5%0%0%25,5%HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
NSDLĐ14%3%0,5%0%0%17,5%
NLĐ8%0%0%0%0%8,0%
NLĐ nước ngoài

(Thực hiện từ 01/12/2018)

0%3%0,5%4,5%0%8,0%HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên
NSDLĐ0%3%0,5%3%0%6,5%
NLĐ0%1,5%0%1,5%
NLĐ nước ngoài

(Thực hiện từ 01/01/2022)

22%3%0,5%4,5%0%30,0%HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên
NSDLĐ14%3%0,5%3%0%20,5%
NLĐ8%1,5%0%9,5%

NLĐ nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:

* Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

* NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

2/ Tiền lương:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định là tiền lương ghi trong HĐLĐ; Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do đơn vị quyết định.

2.1/ Tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 trở đi theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH gồm các khoản:

Mức lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015.

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015.

Các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015, là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

2.2/ Lương tối thiểu vùng: theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ: Mức 4.420.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với đơn vị hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (tất cả huyện, thị, thành phố thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương)à+7%: 4.729.400, +5%: 4.965.870.

Mức tiền lương trả cho NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề  phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng (kể cả người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề).

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

          2.3/ Mức tiền lương tháng tối đa để tính đóng bảo hiểm:

– Từ ngày 01/01/2020, mức tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng, cụ thể là 4.420.000 đồng  x 20 = 88.400.000 đồng.

– Mức tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT bằng 20 lần mức lương cơ sở, hiện nay là: 1.490.000 đồng x 20 = 29.800.000 đồng.

3/ Hồ sơ giả:

Hành vi sử dụng hồ sơ cá nhân của người khác để đi làm và tham gia BHXH là vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật BHXH. Hiện nay tình trạng giả mạo hồ sơ tham gia BHXH là tương đối phức tạp, thậm chí có trường hợp mua bán  hồ sơ cá nhân cần phải bị xử lý. Các đơn vị khi tiếp nhận lao động cần xem xét kỹ, tránh trường hợp phải xử lý NLĐ vi phạm gây khó khăn cho công tác quản lý của đơn vị và cơ quan BHXH.

4/ Xử lý đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm:

– Quy định hiện hành về phương thức đóng và thời điểm đóng BHXH là hằng tháng người sử dụng lao động đóng các quỹ bảo hiểm cho NLĐ, tiền nộp đến tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng để đảm bảo việc giải quyết các chế độ cho NLĐ được kịp thời. Đơn vị chuyển nộp tiền cần ghi rõ mã đơn vị, số tiền đóng cho từng mã để tránh nhầm lẫn có thể làm phát sinh lãi…

– Đối với đơn vị vi phạm quy định về việc trích nộp từ 30 ngày trở lên thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) xác định như sau:

* Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố, hiện nay là 0,9666%/tháng.

* Đối với BHYT, tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, hiện nay là 0,9766%/tháng.

Nếu đơn vị không thực hiện thì có thể bị trích tiền từ tài khoản để thu hồi nợ, hoặc cơ quan BHXH hay Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 214, 215, 216); Đơn vị phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

5/ Về việc rà soát dữ liệu thuế 2019:

Hàng năm, căn cứ dữ liệu quyết toán thuế năm trước do Tổng cục Thuế cung cấp, cơ quan BHXH rà soát, đối chiếu với dữ liệu đơn vị và người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN để lọc ra danh sách các đơn vị và người lao động có quyết toán thuế nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Cơ quan BHXH gửi văn bản thông báo cho các đơn vị về việc đơn vị hoặc người lao động chưa tham gia kèm danh sách cụ thể. Các đơn vị tiến hành rà soát, kiểm tra, phản hồi cho cơ quan BHXH từng trường hợp cụ thể (theo mẫu biểu quy định). Sau khi rà soát danh sách, đơn vị lập báo cáo tham gia cho những trường hợp thuộc đối tượng tham gia mà chưa tham gia.

Đối với các đơn vị cố tình không đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan BHXH sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo như: lập Biên bản, thanh tra chuyên ngành, hoặc phối hợp cùng các ngành Lao động, Thuế để thực hiện thanh tra liên ngành và báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp về tình hình chấp hành pháp luật của các đơn vị trên địa bàn. Đối với các đơn có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan BHXH sẽ tập hợp và chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an đề nghị điều tra theo pháp luật Hình sự./.

6/ Tra cứu mã số BHXH:

Mã số BHXH là mã số cá nhân duy nhất để quản lý xuyên suốt quá trình đóng, hưởng bảo hiểm. Cơ quan BHXH đã rà soát và cấp mã số cho từng người tham gia. Ngành BHXH rất cần sự quan tâm, phối hợp của mọi đơn vị, mọi người tham gia để tạo lập được cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý và thụ hưởng của người tham gia được thuận lợi nhất.

Có thể tra cứu mã số BHXH tại địa chỉ: https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu, xem hướng dẫn thao tác tra cứu mã số BHXH tại http://www.bhxhbinhduong.gov.vn

 

 

 

 

 

 

  1. NỘI DUNG VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH, BHTN

1/ Chế độ ốm đau, thai sản:

– Nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn trong phục vụ, chăm sóc các đối tượng thụ hưởng, BHXH tỉnh đề nghị các đơn vị khi lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động phải cung cấp số tài khoản cá nhân của người lao động để cơ quan BHXH chi trả theo quy định.

– Khi kê khai hồ sơ điện tử: các đơn vị kê khai đầy đủ các thông tin theo quy định để việc đối soát và giải quyết các chế độ cho người lao động được chính xác, kịp thời, đúng quy định.

– Đơn vị thông báo để người lao động biết, khi đi khám chữa bệnh nếu có yêu cầu cấp các giấy tờ, chứng từ để hưởng chế độ BHXH thì phải cung cấp mã số BHXH/mã thẻ BHYT theo quy định.

– Đơn vị chỉ tiếp nhận và lập hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động đối với các hồ sơ, chứng từ theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT (giấy chứng sinh, giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH…), không tiếp nhận các mẫu giấy xác nhận, giấy đề nghị…

– Đối với các đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không kèm chứng từ giấy, đề nghị lưu trữ chứng từ tại đơn vị theo quy định để cung cấp khi có yêu cầu kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

          1/ Chế độ hưu trí:

– Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần. Cụ thể: Theo điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này, tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tăng độ tuổi hưởng lương hưu khi SGKNLĐ từ 61% trở lên.

Từ năm 2020 trở đi nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

– Cách tính lương hưu hằng tháng đối với lao động nam.

Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH-> Như vậy, muốn hưởng lương hưu với tỉ lệ 75%, lao động nam phải có thời gian đóng BHXH là 33 năm.

– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

  1. Bảo hiểm thất nghiệp:

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc Làm về BHTN. Trong đó, có một số điểm thay đổi:

2.1 Các trường hợp người lao động (NLĐ) được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):

– NLĐ đã đóng BHTN của tháng chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) hoặc của tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ, HĐLV;

– NLĐ có tháng liền kề trước tháng chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc tháng chấm dứt HĐLĐ, HĐLV mà thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

+ Nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị.

+ Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị.  

Lưu ý: Tháng đóng BHTN của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện HĐLĐ hoặc HĐLV và đã đóng BHTN.

2.2 Quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu mẫu số 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH. 

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV:

+ HĐLĐ hoặc HĐLV đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của NLĐ; loại HĐLĐ đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ;

+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

+ Xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong trường hợp NLĐ không có các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt HĐLĐ, thực hiện theo quy trình sau: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận; Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời trong thời hạn 10 ngày làm việc.

– Sổ BHXH.

2.3 NLĐ được xác định là có việc làm để chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết HĐLĐ, HĐLV theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, ngày xác định là ngày hợp đồng có hiệu lực;

– Có quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết HĐLĐ, HĐLV, ngày xác định là ngày ghi trong quyết định;

– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với trường hợp NLĐ là chủ hộ kinh doanh hoặc chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với trường hợp NLĐ là chủ doanh nghiệp, ngày xác định là ngày thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm bắt đầu hoạt động kinh doanh;

– NLĐ thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm; ngày xác định là ngày ghi trong thông báo.

     Theo quy định trên người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm (hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên) phải thực hiện thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) để làm thủ tục chấm dứt hưởng theo quy định. Trường hợp người lao động không thông báo trung thực hoặc không kịp thời về việc có việc làm thì sẽ bị thu hồi tiền đã hưởng sai quy định và không được bảo lưu thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp.

 

III. NỘI DUNG VỀ CHÍNH SÁCH BHYT:

  1. Điều kiện cấp giấy miễn đồng chi trả trong năm:

– Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên;

– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm (5%, 20%) lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục).

– Giấy Miễn đồng chi trả được sử dụng hết năm tài chính (31/12) của năm đó.

  1. Hạn sử dụng trên thẻ BHYT:

Hiện nay trên thẻ BHYT chỉ thể hiện “Giá trị sử dụng: từ ngày …/…/…”, thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm như trước đây. Một số trường hợp do người tham gia BHYT không theo dõi thời gian tham gia BHYT, nên khi đi khám chữa bệnh mới phát hiện thẻ BHYT đã hết hạn sử dụng và không được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Do đó để đảm bảo quyền lợi, người tham gia BHYT có thể thường xuyên tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam địa chỉ www.baohiemxahoi.gov.vn, để biết chính xác hạn sử dụng thẻ BHYT.

 

  1. Khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến, thông tuyến, trái tuyến:
  2. Khám chữa bệnh đúng tuyến

– Đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ;

– Được chuyển lên tuyến trên theo quy định;

– Vào viện trong tình trạng cấp cứu;

– Đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được KCB tại cơ sở KCB trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh chữa bệnh ghi trên thẻ BHYT.

  1. Khám chữa bệnh thông tuyến:

-Từ 01/01/2016: thông tuyến huyện trên địa bàn tỉnh: Đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc PKĐK hoặc BV tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc PKĐK hoặc BV tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh (thông tuyến KCB được xem như là KCB đúng tuyến).

– Từ ngày 01/01/2021, người có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT.

  1. Khám chữa bệnh không đúng tuyến: (hay vượt tuyến, trái tuyến)

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

4. Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT 

– Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 223.500 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp , tức là 1,49 triệu đồng/tháng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:tTối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 3,725 triệu đồng.

– Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 223.500 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.