KHUYẾN CÁO NHO NHỎ

 

(KHUYẾN CÁO NHO NHỎ: Bài khá dài, nhưng hãy đọc hết nhé, vì có rất nhiều tips hay ho bạn có thể áp dụng trong trường hợp bạn đang muốn tìm kiếm một môi trường làm việc mới.)
____________________
1. Đọc và nghiên cứu JD, nghiên cứu công ty:

Bước này sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao lại ghi vào vì không phải quá hiển nhiên sao, nhưng không, đây là một trong những lỗi rất thường gặp khi đi phỏng vấn là vì:

– Apply ồ ạt xong rồi tới khi recruiter gọi không nhớ mình apply job nào, thậm chí không nhớ tên công ty (mình cũng từng bị).
– Đọc sơ sài, nghĩ rằng nó cũng như các job khác mình từng apply.
– Lười đọc và nghĩ rằng mình có thể pass qua mà không cần tìm hiểu về job và công ty.

Để chuẩn bị phỏng vấn tốt, hãy nhớ rằng, NHẤT ĐỊNH phải đọc kỹ JD vì không những:

– giúp bạn hiểu rõ về công việc bạn đang ứng tuyển
– giúp người phỏng vấn thấy bạn có đầu tư và mong muốn làm việc ở công ty họ.
– giúp xác định đúng kỳ vọng, tránh mất thời gian đi phỏng vấn job không hợp, không như mong đợi hai bên.
– giúp bạn chuẩn bị sẵn những câu trả lời cần thiết và chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

2. Tìm hiểu người sẽ phỏng vấn bạn
Cái này ít người đề cập đến nhưng mình nghĩ vô cùng hữu ích vì thực chất, nếu công ty không cho bài test, thì kết qủa bạn vào công ty đơn thuần được quyết định bởi interviewer. Hơn nữa, quá trình phỏng vấn cũng như tất cả các cuộc hội thoại khác, điều quan trọng đó là tạo được kết nối (connection) giữa hai bên.

Việc tìm hiểu trước về người phỏng vấn sẽ giúp bạn hiểu rõ sở thích, mối quan tâm, vị trí, vai trò họ trong công ty và kỳ vọng của họ về bạn.
Cách tìm hiểu:

– Nếu HR ghi trong email mời phỏng vấn tên người sẽ phỏng vấn bạn thì bạn chỉ cần lên Linked in stalk hồ sơ của người đó, xem thử họ background là gì, bạn có gì cùng sở thích hay có topic gì nói được không.

– Nếu HR không ghi, hãy hỏi thật khéo léo, mình muốn biết đề chuẩn bị tốt hơn, nếu không tiện hỏi nữa chỉ cần biết vị trí người phỏng vấn sau đó vô Linkedin search theo công thức: Tên công ty + vị trí. Vd: Vietnamworks + Recruiter.

3. Tập dợt phần giới thiệu bản thân.

Có thể là đó giờ mình ở Việt Nam quen nên nếu không phải là sinh viên mới ra trường, hoặc đã phỏng vấn rất nhiều lần, thường mình hay bỏ qua khâu này. Những giả dụ bạn phải phỏng vấn vô dream job, hay công ty khó thì chuẩn bị rất cần thiệt. Các bước như sau:

– Viết ra 1 phần giới thiệu bản thân hoàn hảo nêu lên câu chuyện của bạn (3p) trong đó bắt đầu bằng giới thiệu tên + mô tả sơ sơ điểm độc nhất, ấn tượng về bạn mà có lợi cho job. Ví dụ: Mình phỏng vấn job làm Partnership về Music mình sẽ nói về việc lớn lên mình mê nhạc ntn nhưng hồi nhỏ không có điều kiên để mua đĩa nhạc…

– Sau đó nói về các kinh nghiệm liên quan tới job và thành tích đạt được. Lưu ý nếu bạn đã làm 3-5 công ty thì để ngắn gọn bạn chỉ nên nhấn mạnh công ty có job liên quan nhất. Còn các job còn lại nêu sơ bộ or skip

4. Chuẩn bị các câu hỏi thường gặp
Các câu này chắc đi phỏng vấn nhiều sẽ biết nhưng nếu muốn có câu trả lời hoàn hảo cũng cần viết ra giấy và dợt trước để trong thời gian ngắn nêu hết ưu điểm bản thân:

– Mục tiêu nghề nghiệp em là gì?
– Kể cho anh nghe một lần em lead team
– Điểm mạnh điểm yếu là gì?
– Đi làm có bh mâu thuẫn đồng nghiệp không, cách giải quyết?
– Challenge lớn nhất của job cũ là gì?
– Em có bao giờ thất bại chưa, kể a nghe về thất bại đó?
– Vì sao nghỉ việc ở công ty cũ?….
– Thành tựu lớn nhất của em là gì?

Mỗi câu hỏi, viết ra 3-5 ví dụ và lựa chọn ví dụ phù hợp vói công ty và người phỏng vấn muốn nghe nhất.

5. Chuẩn bị cho các câu hỏi lạ đời
Chắc không ít lần đi phỏng vấn bạn sẽ găp những câu trên trời rớt xuống hoặc không hiểu câu hỏi (trừ mấy câu mang tính xúc phạm, đánh đố, buồn cười, mình sẽ nói sau). Trường hợp đó tốt nhất hãy làm rõ câu hỏi với người phỏng vấn, chia nhỏ vấn đề ra, và nếu nó nằm trong phạm vi của bạn hãy trả lời.

Nếu họ cho những câu tình huống:

– Giả sử em đang làm với team mà mọi người đều ghét em thì sao?
– Giả sử em đang tổ chức sự kiện ngoài trời mà trời mưa thì sao
– Giả sử công ty không có team tech để build website thì sao…

Những câu như vậy hãy hỏi lại, hoặc đặt tiếp giả đinh “nếu vậy thì em sẽ tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, nếu vậy thì em sẽ xem xét khả năng tổ chức sự kiện online, có bao nhiều người đã đăng ký và đã có mặt, giá vé ….” kiểu như vậy để bắt đầu xác định rõ tình huống hơn và đưa ra giải pháp.

Trong những câu này, người phỏng vấn muốn xem cách bạn xử lý vấn đề chứ không phải tìm câu trả lời đúng 100% nên đừng căng thẳng.
Trường hợp thứ 2 đó là bạn gặp những câu hỏi mang tính xúc phạm, những định kiến hoặc cố làm cho bạn cảm thấy tệ về bản thân ví dụ như “level em thì chắc không biết đâu”, “em làm lâu như này mới chỉ lên senior có sợ bị đám trẻ bỏ lại không” ….thì….bỏ mẹ đi về….

Đùa đấy, đi phỏng vấn nhiều và cũng gặp nhiều, nếu thưc sự cảm thấy phí thời gian, hãy lịch sự nói rằng em nghĩ nên tập trung vào những câu hỏi chuyên môn hơn, đánh giá được năng lực mình hơn…

6. Cười nhiều và hãy là chính mình
Nói hơi thừa nhưng mà đừng nổ quá trong lúc phỏng vấn tại lỡ nổ xong người ta tuyển mình mà mình không làm được cũng mệt. Hơn nữa hãy cho nhà tuyển dụng biết tuy mình có thể thiếu sót 1 số điểm nhưng chắc chắn sẽ cải thiện và mình muốn công viêc này.

Trong buổi phỏng vấn dù căng thẳng hãy giả vờ là rất ổn dù bên trong nước mắc là biển rộng….cười nhiều vô, fake it till you make it. Người ta sẽ nghĩ là mình tự tin và thực sự biết mình đang nói về cái gì.

7. Good luck
Thật sự đậu hay không còn tuỳ vào may mắn, nên nếu chưa may mắn lần này hãy thử tiếp lần sau và chuẩn bị kỹ hơn. Mỗi lần phỏng vấn là 1 lần test thử nên đừng lười đi phỏng vấn nha.
#hrs

Ẩn bớt