Cách tính lương mới nhất (cập nhật 2021)

Cách tính lương mới nhất (cập nhật 2021)

Ngày 05/01/2021

Bảng tính lương là một công cụ không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tùy theo loại hình và quy mô mà doanh nghiệp có thể có nhiều bảng lương khác nhau, tính lương theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định. Hãy cùng Kế toán 1A tìm hiểu các yếu tố này và cách tính lương mới nhất cho năm tài chính 2021 nhé.

cách tính lương mới nhất cập nhật năm 2021

A. Các hình thức tính lương

Theo Điều 54, Mục 2 Nghị định 145/2020/ND/CP, doanh nghiệp tính lương cho người lao động theo 3 hình thức sau tùy vào loại hình doanh nghiệp cũng như cách hoạt động của từng phòng ban trong doanh nghiệp (mỗi phòng ban có thể có một cách tính lương khác nhau).

1. Tính lương theo thời gian

Hình thức này sử dụng cho người lao động tính lương theo các thời gian làm việc như giờ, ngày, tuần, tháng. Nếu không được quy định riêng, dựa theo Hợp đồng lao động mà tiền lương này được quy đổi ra các đơn vị nhỏ hơn theo công thức:

  • Lương tháng = Lương 1 tháng
  • Lương tuần = Lương 1 tháng x 12(tháng) / 52 (tuần)
  • Lương ngày = Lương 1 tháng / Số ngày làm việc quy định
  • Lương giờ = Lương ngày / Số giờ làm việc trong ngày

Dựa vào mức lương quy định như trên, tiền lương theo thời gian được tính dựa theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế.

Lương tháng = ((Lương + Các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định) x Số ngày đi làm thực tế trong tháng.

Ví dụ: Anh A có mức lương + phụ cấp là 7.000.000đ, đi làm đầy đủ theo quy định.

Số ngày đi làm theo quy định: có thể tính theo nhiều cách khác nhau, nhưng nên chú ý vì số này có thể làm thay đổi mức lương thực tế.Tháng 01/2021 có 31 ngày, công ty quy định nghỉ ngày chủ nhật – 5 ngày và nghỉ ngày 1/1.Tháng 03/2021 có 31 ngày, công ty quy định nghỉ ngày chủ nhật – 4 ngày
  • Số ngày làm việc – Số ngày nghỉ trong tháng
Số ngày đi làm theo quy định = 31 – 6 = 25

Lương tháng của anh A = 7.000.000/25 x 25 = 7.000.000đ

Số ngày đi làm theo quy định = 31 – 4 = 27

Lương tháng của anh A = 7.000.000/27 x 27 = 7.000.000đ

  • Cố định là 26 ngày/tháng
Số ngày đi làm theo quy định = 26

Lương tháng của anh A = 7.000.000/26 x 25 = 6.730.769đ

Số ngày đi làm theo quy định = 26

Lương tháng của anh A = 7.000.000/26 x 27 = 7.269.231đ

  • Quy định mức trần là 26 ngày/tháng (nếu số ngày làm việc lớn hơn hoặc bằng 26 thì tính là 26).
Số ngày đi làm theo quy định = 25 (do 25 bé hơn 26 nên lấy 25)

Lương tháng của anh A = 7.000.000/25 x 25 = 7.000.000đ

Số ngày đi làm theo quy định = 26 (do 27 lớn hơn 26 nên lấy 26)

Lương tháng của anh A = 7.000.000/26 x 27 = 7.269.231đ

  • Quy định mức sàn là 26 ngày/tháng (nếu số ngày làm việc bé hơn hoặc bằng 26 thì tính là 26)
Số ngày đi làm theo quy định = 26 (do 25 bé hơn 26 nên lấy 26)

Lương tháng của anh A = 7.000.000/26 x 25 = 6.730.769đ

Số ngày đi làm theo quy định = 27 (do 27 lớn hơn 26 nên lấy 27)

Lương tháng của anh A = 7.000.000/27 x 27 = 7.000.000đ

Số ngày đi làm thực tế trong tháng: là số ngày người lao động làm việc thực tế. Số ngày này thường được tổng hợp theo bảng chấm công.

2. Tính lương theo khối lượng sản phẩm

Hình thức này sử dụng cho lao động hưởng lương theo sản phẩm, thường là các bộ phận trực tiếp sản xuất của các công ty sản xuất sản phẩm.

Lương của người lao động phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành.

Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá sản phẩm
  • Đơn giá sản phẩm: có thể biến động tùy theo loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành, …
  • Số lượng sản phẩm hoàn thành: phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, căn cứ xác định sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm.

3. Tính lương theo khoán

Hình thức này thường được quy định trong các hợp đồng khoán theo công việc.

Lương người lao động nhận được phụ thuộc vào khối lượng, chất lượng công việc cũng như thời gian hoàn thành công việc.

Lương khoán = Mức lương khoán thỏa thuận x Tỷ lệ hoàn thành công việc

4. Tính lương theo doanh thu

Ngoài 3 hình thức trên, doanh nghiệp còn có thể áp dụng hình thức lương dựa trên doanh thu thực tế của người lao động cho các phòng ban đưa lại doanh số trực tiếp cho công ty.

Lương người lao động nhận được phụ thuộc vào mức doanh thu, quy định về mục tiêu doanh số và các chính sách lương thưởng thực tế từ công ty.

B. Các căn cứ tính lương cơ bản

  1. Hợp đồng lao động: dựa theo các quy định thuộc Bộ luật lao động và các Thông tư, Nghị định kèm theo và sửa đổi. Công ty xây dựng hợp đồng lao động với các quy định về Lương, phụ cấp hoặc các khoản khác.
  2. Bảng lương công ty: xây dựng dựa trên mức lương cơ bản vùng, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, người lao động.
  3. Bảng chấm công: hàng tháng, công ty lập bảng chấm công dựa theo ngày đi làm, ngày nghỉ lễ, công làm thêm, làm bù, … để làm căn cứ tính lương cho người lao động.
  4. Các phiếu xác nhận sản phẩm/công việc hoàn thành (dùng trong hình thức tính lương khoán, lương sản phẩm)
  5. Các khoản trích bảo hiểm theo lương và mức lương đóng bảo hiểm: xác định dựa theo quy định của bảo hiểm.
  6. Các quy định khác về lương/thưởng của công ty

C. Các yếu tố cơ bản trên bảng tính lương

Một bảng tính lương cơ bản bao gồm

Lương cơ bảnCác khoản phụ cấpCác khoản khácNgày công thực tếTổng lương thực tếLương tính BHXHTrích các khoản bảo hiểm vào chi phíTrích các khoản bảo hiểm trừ lươngTiền thuế TNCN khấu trừ theo tháng/quýTạm ứngThực lĩnh
1234567891011

1. Lương cơ bản

Lương theo hợp đồng hoặc phụ lục HĐLĐ. Khoản lương này là lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

cách tính lương mới nhất 2021

2. Các khoản phụ cấp

Bao gồm các khoản đưa vào lương tính BHXH và các khoản không tính BHXH, các khoản tính thuế TNCN và không tính/miễn thuế TNCN. Ngoài ra, để được khấu trừ thuế TNDN thì các khoản này phải được đưa vào các hợp đồng, quy chế, thỏa ước lao động của công ty.

Các khoản phụ cấp tính BHXH:

  • Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp nặng nhọc/độc hại/nguy hiểm
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút

Các khoản phụ cấp, lương, thưởng không tính BHXH:

  • Phụ cấp ăn trưa
  • Phụ cấp điện thoại
  • Phụ cấp xăng xe
  • Tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
  • Phụ cấp chuyên cần
  • Hỗ trợ người lao động (khó khăn,người thân qua đời, kết hôn, sinh nhật,..)
  • Hỗ trợ nhà ở
  • Các khoản hỗ trợ khác

3. Các khoản khác

Gồm các khoản tiền lương tăng thêm do làm thêm, làm việc ngày lễ/tết, nghỉ vào các ngày hưởng nguyên lương theo quy định.

Lương làm thêm giờLương làm thêm giờ ban ngày = Lương giờ/sản phẩm thực trả x Tỷ lệ % tăng thêm x Số đơn vị làm thêm (giờ/sản phẩm)

Cụ thể theo Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020

  • Lương làm thêm ngày thường = LCB x 150% x số giờ/sản phẩm làm thêm
  • Lương làm thêm ngày nghỉ = LCB x 200% x số giờ/sản phẩm làm thêm
  • Lương làm thêm ngày ngày lễ/tết = LCB x 300% x số giờ/sản phẩm làm thêm
Ví dụ: Anh A có mức lương giờ thực trả là 30.000đ, lương và phụ cấp theo HĐLĐ là 7.000.000đ.

Số công làm thêm ban ngày trong tháng của anh A là 8h ngày thường3h ngày lễ.

Lương làm thêm ngày thường = 30.000 x 150% x 8h = 360.000đ

Lương làm thêm ngày lễ = 30.000 x 300% x 3h = 270.000đ

Lương làm thêm giờ ban đêm = Lương giờ/sản phẩm thực trả x Tỷ lệ % tăng thêm x Số đơn vị làm thêm (giờ/sản phẩm)

Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019

  • Lương làm thêm đêm ngày thường, không làm thêm ban ngày = LCB x 200% x số giờ/sản phẩm làm thêm
  • Lương làm thêm đêm ngày thường, làm thêm ban ngày = LCB x 210% x số giờ/sản phẩm làm thêm
  • Lương làm thêm đêm ngày nghỉ = LCB x 270% x số giờ/sản phẩm làm thêm
  • Lương làm thêm đêm ngày lễ/tết = LCB x 390% x số giờ/sản phẩm làm thêm
Số công làm thêm ban đêm là 4h.

Lương làm thêm ban đêm ngày thường, không làm thêm ban ngày = 30.000 x 200% x 4h = 240.000đ

Lương các ngày nghỉ hưởng nguyên lương

  • 11 ngày nghỉ lễ/tết theo quy định của Bộ luật lao động
  • Nghỉ việc riêng hưởng lương
    • Nghỉ kết hôn: 3 ngày
    • Nghỉ con kết hôn: 1 ngày
    • Nghỉ người thân qua đời: 3 ngày
  • Nghỉ hàng năm và nghỉ thêm thâm niên
Lương ngày nghỉ hưởng nguyên lương = (Tiền lương + phụ cấp theo HĐLĐ) / Số ngày đi làm theo quy định x Số ngày nghỉ hưởng nguyên lương.Trong tháng có 1 ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương và anh nghỉ 1 ngày phép hưởng lương.

Lương ngày nghỉ hưởng nguyên lương = 7.000.000 / 26* x (1 + 1) = 538.462đ

*Xem thêm: số ngày đi làm theo quy định.

4. Ngày công thực tế

Ngày công người lao động đi làm thực tế dựa theo Bảng chấm công của đơn vị.

5. Tổng lương thực tế nhận được

Tổng lương thực tế nhận được = Lương cơ bản + phụ cấp + các khoản khác

6. Tổng lương tính BHXH

Khoản lương đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng BHXH.

7. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm của công ty

Công ty trích % theo Tổng lương tính bảo hiểm xã hội (21.5% với công dân Việt Nam và 6,5% với NLĐ nước ngoài) và đưa vào chi phí doanh nghiệp.

8. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm của người lao động

Công ty trích % theo Tổng lương tính bảo hiểm xã hội (10.5% với công dân Việt Nam và 1.5% với NLĐ nước ngoài) và trừ vào lương của người lao động.

Theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, một số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;
  • Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
  • Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của các doanh nghiệp khác hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không nộp hồ sơ hoặc hết thời gian được áp dụng mức giảm vẫn không thay đổi.

mức đóng BHXH mới nhất 2021

9. Tiền thuế TNCN khấu trừ theo tháng/quý

Được tính riêng và đưa vào bảng lương.

10. Tạm ứng

Số tiền người lao động tạm ứng trong tháng, được căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi tạm ứng của kế toán.

11. Thực lĩnh

Tổng số tiền còn lại người lao động được hưởng = (5) – (8) – (9) – (10)