19 nghề nghiệp thú vị và ᴋɪếᴍ bộn tiền nhưng ít người biết

19 nghề nghiệp thú vị và ᴋɪếᴍ bộn tiền nhưng ít người biết

11:08 29/05/2021

Hiếm người lựa chọn những nghề nghiệp thú vị dưới đây, nhưng rất nhiều trong số chúng là những nghề ᴋɪếᴍ bộn tiền. Trong bài viết này, anh em hãy cùng tôi làm một chuyến du hành vào thế giới nghề nghiệp, để biết rằng có những nghề nghiệp thú vị ᴋɪếᴍ bộn tiền nhưng lại hiếm người biết và lựa chọn.

 

Hiếm người lựa chọn những nghề nghiệp thú vị dưới đây, nhưng rất nhiều trong số chúng là những nghề ᴋɪếᴍ bộn tiền. Trong bài viết này, anh em hãy cùng tôi làm một chuyến du hành vào thế giới nghề nghiệp, để biết rằng có những nghề nghiệp thú vị ᴋɪếᴍ bộn tiền nhưng lại hiếm người biết và lựa chọn.

Nhiều trong số chúng chưa có mặt ở Việt Nam, nhưng tại sao anh em không thử là người đặt bước chân đầu tiên?

1. Thiết kế đồ chơi (Toy designer): Làm nghề này, chúng ta sẽ sáng tạo ra những món đồ chơi cho trẻ em như Lego hay Domino.

2. Nhà phê bình chuyên nghiệp: Chuyên viết bài đánh giá phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực hoặc văn chương. Anh em có thể bắt đầu bằng việc viết blog về một lĩnh vực nghệ thuật mà mình quan tâm.

3. Food stylist: Bài trí các món ăn, biến nó trở nên đẹp mắt, sống động để chụp ảnh minh họa trong các áp phích quảng cáo, tờ rơi hoặc thực đơn.

4. Prop master: Chuẩn bị và quản lý đạo cụ cho các đoàn phim, những đạo cụ như súng, dao, nhạc cụ, mô hình công nghệ, vân vân.

5. Biên kịch: Viết kịch bản phim, chương trình truyền hình hoặc chương trình quảng cáo, phát thanh.

6. Diễn viên đóng thế: Nhiệm vụ của nghề nghiệp thú vị này là thay diễn viên đảm nhiệm các cảnh mà họ không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện theo kịch bản.

7. Biên đạo múa: Lên kế hoạch, thiết kế, chỉ đạo và huấn luyện cho các tiết mục nhảy múa trên sân khấu hoặc các cảnh hành động trong phim ảnh.

8. Thợ kim hoàn: Chế tác vàng bạc đá quý thô thành trang sức.

9. Giám tuyển (curator): Tuyển chọn các tác phẩm nghệ thuật để đưa vào trưng bày, trình diễn những sự kiện văn hóa, tư vấn cho người muốn mua các tác phẩm nghệ thuật.

10. Họa sĩ truyện tranh: Sáng tác truyện tranh để xuất bản thành sách hoặc đăng trên báo, tạp chí; Cũng có thể vẽ storyboard cho các bộ phim.

11. Visual merchandiser: Bài trí, thiết kế mặt tiền của các cửa hàng hoặc trung tâm thương mại sao cho bắt mắt, thu hút người mua bước vào.

12. Mascot: Mặc những bộ đồ thú bông để chào khách trước các cửa hàng, ở trung tâm thương mại hoặc công việc giải trí.

13. Chuyên gia về rượu (sommelier, hay còn gọi là wine steward): Thường phụ trách toàn bộ những gì liên quan đến rượu ở các nhà hàng khách sạn cao cấp.

Họ có thể tìm kiếm, làm việc với những nhà phân phối, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thưởng thức và tư vấn cho khách hàng muốn mua rượu hoặc làm việc với đầu bếp để chuẩn bị thực đơn có kèm rượu.

14. Nhân viên pha chế: Người pha chế các thức uống có cồn thì được gọi là bartender. Còn người pha chế cà phê được gọi là barista.

15. Game dealer: Những người chia bài và điều phối ván bài ở các sòng bạc. Một nghề nghiệp thú vị mà những ai mê phim Thần bài đều muốn thử sức!

16. Nhà ngoại cảm (psychic): Những ai tin rằng bản thân có năng lực tâm linh và kiếm sống nhờ năng lực này là những nhà ngoại cảm. Bói bài tarot có thể xem là một ví dụ tiêu biểu.

17. Nghề “ôm chuyên nghiệp” (professional snuggler/cuddlist): Nghe thật kỳ lạ đúng không? Nhưng ở Mỹ, có hẳn một thị trường của nghề này.

Những người hiện đại cô đơn thường có nhu cầu được ai đó ôm ấp, nhưng lại không thích những ràng buộc của tình yêu hay hôn nhân.

Vậy nên họ lựa chọn một dịch vụ: Ôm người lạ và được người lạ ôm (chỉ ôm thôi nhé). Dịch vụ này được cung cấp bởi những người “ôm chuyên nghiệp”.

18. Người mẫu ảnh minh họa: Người mẫu chụp ảnh minh họa cho các kho ảnh trên mạng không cần phải đẹp xuất sắc. Họ chỉ cần dễ nhìn và thể hiện tốt được những biểu cảm, hành động đời thường.

19 Hacker mũ trắng: 

Đây là từ để chỉ những chuyên gia khoa học máy tính được trả tiền để xâm nhập vào một hệ thống máy tính, một phần mềm hoặc website để xem thử có lỗ hổng bảo mật nào cần được giải quyết hay không.

Nhờ họ mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức chính trị hạn chế được nguy cơ tấn công của tin tặc, tránh được những thất thoát và khủng hoảng. Chính vì vậy mà họ thường được trả lương rất cao.